top of page
Search

REVIEW SÁCH “NHÂN TỐ ENZYME” – THỰC HÀNH

  • Writer: Linh Diệu
    Linh Diệu
  • Oct 22, 2021
  • 5 min read

Sức khỏe chưa bao giờ là một chủ đề “bớt nguội”, đặc biệt là đối với tình hình dịch bệnh như hiện nay. Vì thế nên cứ mỗi năm, áp lực lại tiếp tục đè nặng lên ngành y tế và con người chúng ta dường như không thể nào thoát khỏi bánh xe cuộc đời mang tên “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Thế nhưng có một điều kỳ diệu là cơ thể chúng ta không bao giờ biết nói dối. Con người hoàn toàn có thể sống mà không cần trải qua cửa ải “bệnh tật”, nếu chúng ta hiểu và chủ động tạo ra điều diệu kỳ ấy cho bản thân mình. Và cuốn sách “Nhân tố Enzym – Thực hành” của bác sĩ Hiromi Shinya chính là một trong những "vệ binh" xuất sắc có thể khóa trái cánh cửa đầy đe dọa ấy và gợi ý cách duy trì tuổi thọ tự nhiên cho chúng ta.



Nếu bạn chưa từng đọc qua quyển một của “Nhân tố enzym” thì mình khuyên bạn nên ngẫm trước để có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này. Enzyme được hiểu nôm na là tên gọi chung cho các protein xúc tác được tạo ra trong tế bào sinh vật và là thành phần không thể thiếu trong các hoạt động sống của sinh vật. Và bởi vì chúng tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng trong cơ thể như hấp thụ, tiêu hóa,... nên nếu chúng ta để tiêu hao chúng quá nhiều qua những lối sống hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh thì cánh cửa “bệnh tật” sẽ luôn chập chờn đợi ta bước vào bất cứ lúc nào. Và dĩ nhiên, nếu chỉ biết mỗi lý thuyết suông mà không áp dụng thì coi như chúng ta cũng hoài phí mất một quà tặng từ cuộc sống tri thức đúng không nào? Vậy nên ở cuốn thứ hai “Nhân tố Enzym – Thực hành” này, bác sĩ Shinya sẽ đi sâu và cụ thể hơn vào cách làm như thế nào để sống khỏe - trẻ - đẹp hơn.


Chẳng hạn như thay vì liệt kê những quan niệm ăn uống của hầu hết chúng ta như ăn trái cây sau bữa ăn, uống nước ép là có lợi cho sức khỏe hay ăn sữa chua sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa,… Bác sĩ sẽ vừa chỉ ra sai lầm của tất thảy những tư tưởng này và vừa hướng dẫn chúng ta cách lựa chọn thực phẩm tốt để hạn chế các độc tố, cách nấu gạo lứt ngon hơn bằng cách ngâm trước gạo và kết hợp với các loại đậu hay các sản phẩm khác thế cho sữa bò,… Trong số đó, bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh đến bảy phương pháp cốt lõi để con người sống khỏe, đó là:

1. Ăn uống đúng cách

2. Uống nước tốt

3. Bài tiết đúng cách

4. Hô hấp đúng cách

5. Vận động điều độ

6. Ngủ nghỉ hợp lý

7. Cười vui vẻ và cảm nhận hạnh phúc


Không biết các bạn nghĩ như thế nào nhỉ? Còn mình lúc thoạt đầu nghe là “ta đây biết rồi, khổ lắm nói mãi” liền! Nhưng thực sự thì về cơ bản, đúng là “Vạn bệnh đến từ miệng” thật, các bạn nhỉ. Và con người chúng ta rất dễ trở thành một “siêu thị bệnh” nếu như không để ý và ít quan tâm đến những điều tưởng chừng như rất giản đơn như vậy. Chẳng hạn như con cái thuộc thế hệ sau hoàn toàn có thể tránh được những căn bệnh thường được bị coi là “di truyền”, nếu như chúng không thừa hưởng những sai lầm trong lối sống sinh hoạt chưa được lành mạnh từ đời ông bà đến ba mẹ. Và không ai khác, chính chúng ta mới là bác sĩ tốt nhất của chính mình. Vậy nên hãy nắm lấy sự thay đổi này, bắt đầu từ cái đầu đến cái tay, các bạn nhé!



Với bảy phương pháp trên, mình ấn tượng nhất là phương pháp thứ bảy – Cười hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc. Tất nhiên rồi, nếu chúng ta miệng nói “sống khỏe” nhưng đến khi thực hiện thì tâm lí lại đầy sự gò bó và áp lực vì “phải” thế này thế nọ thì cho dù có ăn bao nhiêu thực phẩm tốt cũng chẳng thể khấm khá lên nổi. Bởi cơ thể con người vốn dĩ là một cỗ máy thống nhất và sức khỏe tinh thần cũng quan trọng và ảnh hưởng không kém. Chỉ khi bản thân cảm thấy tràn đầy năng lượng và vui vẻ lạc quan thì “bé bệnh” cũng không dám làm phiền mấy đúng không nào?

Hơn nữa, bản thân mình cũng từng mắc sai lầm là có một thời gian mình đã quá “thần tượng hóa” sức khỏe. Đến nỗi suýt nữa đánh mất những cơ hội việc làm tốt hay một vài mối quan hệ trong xã hội. Và mình cũng đồng tình với bác sĩ Shinya, rằng đối với môi trường xã hội hiện đại như ngày nay thì việc nghiêm túc thực hiện 100% những lối sống trên gần như là điều không thể. Vậy nên cái gì quá cũng không tốt. Về cơ bản, chúng ta chỉ cần áp dụng một đến hai phương pháp thôi và duy trì nó thường xuyên như một thói quen (tối thiểu là 120 ngày để cảm nhận sự khác biệt) là đã “làm thân lại” được với enzym rồi.


Với kiến thức chuyên môn của một giáo sư chuyên ngành phẫu thuật tại Đại học Y Albert Einstein, và cũng là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng bệnh nhân, bác sĩ Shinya đã mở ra cho chúng ta những kiến thức vô cùng bổ ích và hoàn toàn có thể áp dụng được để sống khỏe hơn.


Bản thân mình ở thời điểm hiện tại cũng đã rất ý thức về điều này từ khi bị thừa cân. Và mình vẫn đang hằng ngày nỗ lực bước đi trên bánh xe cuộc đời mang tên “Sinh – Lão – Tử”. Vậy nên qua đây, mình cực kỳ biết ơn mọi người nhóm dinh dưỡng Herbalife đã trao cho mình một trong những phương pháp sống khỏe trong mùa dịch tại Đà Nẵng. Đồng thời, mình cũng biết ơn hai tư vấn viên tốt bụng và kiên nhẫn đã cho mình mượn cuốn sách tuyệt vời này để mình có thêm động lực chinh phục mục tiêu sắp tới. Đặc biệt, biết ơn bản thân vô vàn vì đã luôn kiên trì, nỗ lực và dám mở lòng đón nhận những thông điệp mà vũ trụ gửi tới trong suốt thời gian qua.


Hy vọng bạn cũng sẽ phần nào hình dung được một phần từ giá trị của cuốn sách này thông qua bài review của mình. Chúc bạn của tôi luôn “heo thỳ” và hãy sống bùng nổ nhưng vẫn lâu dài như thông điệp mà bác sĩ gửi gắm nhé!

Mến thương,

Diệu Linh

 
 
 

Commentaires


CC9819E4-9F75-40AA-91E3-3D96A530DAF6.JPG

Rinji Nhok

Chào mọi người.

Mình là Linh Heo Thỳ không Phỳ, 99 và vô cùng yêu đời.

Mình rất thích chia sẻ và được sẻ chia. Mời cả nhà ghé thăm góc nhỏ của mình nhé!

Let the posts
come to you.

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • Instagram
  • YouTube

Let me know what's on your mind

Thanks for submitting!

© 2023 by Turning Heads. Proudly created with Wix.com

bottom of page